Hotline 0243 9872 888 Đăng ký Tài khoản

Báo Cáo Vĩ mô tháng 05/2021: VACCINE CHO NỀN KINH TẾ

Báo Cáo Vĩ mô tháng 05/2021: VACCINE CHO NỀN KINH TẾ

2 năm trước ・ 18/06/2021
  • Mỹ: FED khẳng định việc giá cả tăng hiện nay không tạo áp lực lên lạm phát trong dài hạn. Cụ thể, CPI Mỹ tháng 5/2021 tăng đến 5%, mức tăng cao nhất tính từ tháng 8/2008. Chỉ số CPI lõi tăng 3.8% so với 12 tháng trước, mức tăng mạnh nhất tính từ năm 1992. Tuy vậy, mức tăng CPI này là do được so sánh với nền rất thấp năm 2020 khi nước Mỹ trong giai đoạn căng thẳng của đại dịch Covid-19, người dân hạn chế tiêu dùng, nhu cầu xuống thấp. Dù nền kinh tế hồi phục tích cực, nhưng FED cho rằng sự hồi phục này là “không đồng đều và còn lâu mới hoàn thành”. Tuy nhiên, FED có thể thu hẹp nhẹ chính sách thu mua tài sản, bên cạnh đó Chính phủ Mỹ cũng hạ bớt quy mô đầu tư cơ sở hạ tầng.
  • Việt Nam: Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư tấn công nhanh, mạnh và trên diện rộng với tốc độ lây nhiễm gấp 7.5 lần so với đợt dịch lần thứ ba. Hiện tại, Việt Nam đặt mua 124.9 triệu liều vaccine từ 5 nguồn: Moderna, Sputnik V, AstraZeneca, Pfizer/ BioNTech và Quỹ COVAX Facility. Tính đến giữa tháng 06, Việt Nam đã tiêm tổng số gần 1.5 triệu liều vaccine phòng chống Covid-19 cho người dân Việt Nam, trong đó khoảng 55,000 người đã tiêm đủ số liều. Tỷ lệ tiêm chủng là khoảng 1.5 liều trên 100 người, chiếm khoảng 0.8% dân số.
  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) dự báo quy mô GDP 6 tháng đầu năm 2021 đạt gần 4 triệu tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng trưởng khoảng 5.8%. Mức tăng dự báo này thấp hơn 1.31 điểm phần trăm so với mục tiêu kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (tăng 7.11%) và thấp hơn 1.39 điểm phần trăm so với mục tiêu tăng trưởng 6 tháng theo kịch bản cập nhật tại Q1/2021 (tăng 7.19%).
  •  Nguy cơ rủi ro lạm phát đối với nền kinh tế vẫn còn tiềm ẩn và phức tạp. Nguyên nhân thứ nhất là khi cung tiền tăng vừa phải nhưng nếu hiệu quả sử dụng vốn thấp sẽ tạo áp lực dài hạn lên lạm phát. Thứ hai, vòng quay tiền chậm lại nhưng dòng tiền đi theo hướng phức tạp hơn. Vòng quay tiền chậm lại trong nền kinh tế thực, nhưng “dòng tiền rẻ” có xu hướng chảy vào các kênh đầu cơ như bất động sản, chứng khoán, tiền số,… và gây ra tăng trưởng nóng tại các thị trường này trong thời gian qua.
  • Do ảnh hưởng từ đợt dịch Covid-19 mới, lượng vốn FDI đăng ký trong hai tháng gần đây suy giảm đáng kể. Tuy nhiên, vốn thực hiện vẫn duy trì ổn định qua các tháng. Xuất siêu của khu vực ĐTNN giảm mạnh -44% so với tháng trước. Khu vực ĐTNN xuất siêu 0.85 tỷ USD kể cả dầu thô, bù đắp một phần nhập siêu 2.9 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước. Tính chung cả nước nhập siêu khoảng 2 tỷ USD trong tháng 5.
  • Hoạt động XNK của nước ta vẫn chưa cải thiện được sự phụ thuộc vào khu vực FDI. Cụ thể 5 tháng đầu năm, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu tới 12.74 tỷ USD, trong khi đó, khu vực FDI (kể cả dầu thô) xuất siêu 12.37 tỷ USD. Chỉ cần sản xuất của khu vực này chững lại, nền kinh tế sẽ dễ bị quay lại tình trạng nhập siêu. Tổng giá trị xuất khẩu của Bắc Giang giảm 46% so với tháng trước (khi giá trị xuất khẩu chỉ đạt 722 triệu đô, giảm mạnh so với mức 1.35 tỷ đô của tháng 04).
  • Nguồn vốn ODA giải ngân rất thấp, mới đạt gần 3%.
  • Số liệu từ Ngân hàng nhà nước, tính đến cuối tháng 05, tăng trưởng huy động của nền kinh tế chỉ đạt 2.7%, trong khi tín dụng tăng trưởng 4.67% so với đầu năm, cao hơn nhiều so với mức 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tín dụng tăng trưởng giúp thanh khoản của các Ngân hàng thương mại bớt dư thừa.

Báo cáo liên quan

1 tuần trước ・ 11/04/2024
1 tháng trước ・ 12/03/2024
2 tháng trước ・ 15/02/2024
5 tháng trước ・ 08/11/2023
6 tháng trước ・ 09/10/2023

Tin tức liên quan

Xem tất cả

Bạn cần tư vấn bởi chuyên gia?

Họ và tên không hợp lệ!
Số điện thoại không hợp lệ!
img-brand-mark-flame