Hotline 0243 9872 888 Đăng ký Tài khoản

Báo cáo Vĩ mô tháng 12/2022: Kỳ vọng cho năm mới với chính sách tài khóa

Báo cáo Vĩ mô tháng 12/2022: Kỳ vọng cho năm mới với chính sách tài khóa

2 năm trước ・ 17/01/2022

 Mặc dù năm 2021 đã chứng kiến tác động nghiêm trọng nhất của các đợt bùng phát lớn của dịch bệnh, nhưng tăng trưởng chỉ sụt giảm nhẹ ở vùng đáy với nhiều điểm sáng: Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, xuất khẩu tăng trưởng mạnh làm cán cân thương mại đổi chiều sang thặng dư, dòng vốn FDI vẫn gia tăng và bước đầu có có sự chuyển biến về chất. Tuy nhiên, số doanh nghiệp phá sản và dừng hoạt động gia tăng, cả doanh nghiệp và người lao động đang gặp muôn vàn khó khăn là những thách thức lớn trong quá trình phục hồi của nền kinh tế trong năm tới.
        

        Phục hồi và phát triển trong năm 2022 và có thể cả những năm sau diễn ra trong bối cảnh khó lường của các biến thể Covid-19. Qua mỗi đợt bùng phát và rồi kiểm soát dịch bệnh vừa qua, cả chính phủ, doanh nghiệp và người dân đã nhận diện rõ hơn một chiến lược linh hoạt, được áp dụng thích ứng, nhìn thấy được điểm yếu và điểm mạnh, từ đó có được chiến lược quản trị rủi ro một cách hiệu quả hơn.
        

        ​​Kinh tế thế giới năm 2021 đối mặt ”biến số“ từ biến thể Delta virus Sars-Cov-2 mới (biến thể Delta) đã gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Tại Việt Nam, làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần thứ 4 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh các biện pháp giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước kéo dài liên tục. Lần đầu tiên trong lịch sử, GDP Việt Nam trong Q3/21 giảm 6.2% Yoy - là mức tăng trưởng hàng quý thấp nhất từng được ghi nhận.

  • CPI tháng 12/2021 giảm 0.18% so với tháng trước; tính chung cả năm 2021 tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
  • Sản xuất công nghiệp: IIP lũy kế tăng +1.8% so với cùng kỳ. PMI tăng nhẹ lên 52.5 điểm trong tháng 12, sản lượng và số lượng đơn đặt hàng tăng mạnh hơn số lượng việc làm.
  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa cả năm 2021 giảm 4.6% so với năm 2020, với mức giảm mạnh nhất là vào quý III (-37.5% YoY).
  • Cán cân thương mại hàng hóa cả năm 2021 ước tính xuất siêu 4 tỷ USD, chiếm 86% kim ngạch xuất khẩu là công nghiệp chế biến, chế tạo. Xuất khẩu và nhập khẩu năm 2021 tăng lần lượt 19% và 26.5% so với năm 2020 với xuất khẩu được hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
  • Cả năm 2021, Việt Nam thu hút hơn 31.15 tỷ USD vốn FDI, tăng 9.2% so với năm 2020. Dòng vốn FDI chủ yếu chảy vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo (chiếm 58.2% tổng vốn đầu tư đăng ký), sau đó là ngành sản xuất, phân phối điện (chiếm 18.3% tổng vốn đầu tư đăng ký).
  • Giải ngân vốn đầu tư công lũy kế cả năm 2021 thực tế đạt 85,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao;
  • Với tình trạng thanh khoản ngân hàng thương mại vẫn dồi dào, NHNN đã thực hiện giao dịch bơm tiền ròng ra thị trường 10,540 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ mua tín phiếu kỳ hạn 14 ngày trên thị trường mở (OMO).
  • Tính chung cả năm 2021, VN-Index đã tăng gần 36% so với thời điểm cuối năm 2020 và lọt TOP10 thị trường tăng mạnh nhất trên thế giới.​

Báo cáo liên quan

2 tuần trước ・ 11/04/2024
1 tháng trước ・ 12/03/2024
2 tháng trước ・ 15/02/2024
5 tháng trước ・ 08/11/2023
6 tháng trước ・ 09/10/2023

Tin tức liên quan

Xem tất cả

Bạn cần tư vấn bởi chuyên gia?

Họ và tên không hợp lệ!
Số điện thoại không hợp lệ!
img-brand-mark-flame