Hotline 0243 9872 888 Đăng ký Tài khoản

Báo cáo Vĩ mô tháng 03 & Q1/2021: VIỆT NAM HỒI PHỤC HÌNH CHỮ “K”

Báo cáo Vĩ mô tháng 03 & Q1/2021: VIỆT NAM HỒI PHỤC HÌNH CHỮ “K”

3 năm trước ・ 14/04/2021
  • Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ở Eurozone của IHS Markit đã tăng lên 62,5 trong tháng 3/2021 so với mức 57,9 trong tháng Hai, và là mức cao nhất 24 năm kể từ khi khảo sát được tiến hành vào tháng 6/1997. Tình hình tuyển dụng đang tăng nhanh rõ rệt nhằm gia tăng công suất tại các nhà máy, chuẩn bị cho nhu cầu sắp tới.
  • Mỹ: Một trong những tâm điểm thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư toàn cầu là kế hoạch đầu tư công trị giá 2,25 nghìn tỷ USD mang tên The America Jobs Plan (AJP) của tổng thống Joe Biden mới được công bố. Trong kế hoạch này, Tổng thống Biden đề xuất sử dụng ngân sách chính phủ cho hàng loạt những dự án từ xây dựng cơ sở hạ tầng, đến đầu tư cho năng lượng sạch và các chương trình phát triển nguồn lực lao động... từ nay đến cuối thập kỷ.
  • Trong báo cáo Triển vọng WEO mới nhất cuối tháng 03 vừa rồi, IMF đã một lần nữa tăng dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, lên mức 6.4% trong năm 2021.
  • Theo kịch bản điều hành tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, để đạt mức tăng trưởng cả năm 6.5%, các quý phải đạt mức tăng trưởng lần lượt là 5.12%; 7.1%; 6.71% và 6.67%. Cập nhật kịch bản tăng trưởng sau khi bùng phát dịch Covid-19 đầu năm nay, Bộ Kế hoạch và Ðầu tính toán, trong ba quý còn lại, phải có hai quý tăng trưởng hơn 7%. Như vậy, áp lực tăng trưởng xuất hiện ngay từ quý II với yêu cầu phải tăng trưởng 7.19%, cao hơn 0.08 điểm % so với kịch bản điều hành.
  • Cập nhật tình hình tăng trưởng theo các nhóm ngành trong Quý 1/2020 cho thấy hầu hết đều tăng trưởng tích cực. Trong đó, đóng góp đáng kể nhất đến từ Công nghiệp chế biến, chế tạo với tỷ trọng đóng góp vào GDP chiếm gần 1/4, trong khi mức tăng trưởng cũng gấp đôi so với mức tăng chung của GDP. Điều này phản ánh sự hồi phục đáng kể từ sản xuất trong nước. Điều này có thể thấy rõ hơn thông qua các chỉ tiêu về sản xuất công nghiệp IIP, chỉ số PMI, thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI hay tăng trưởng xuất nhập khẩu một số mặt hàng chủ lực.
  • Cán cân thương mại trong lĩnh vực dịch vụ bắt đầu giảm sâu kể từ Quý 2 năm ngoái, nguyên nhân do dự bùng phát của dịch Covid-19, hệ quả tác động vẫn còn kéo dài, ít nhất cho tới Quý 2 năm nay. Giá trị xuất khẩu dịch vụ chỉ còn tương đương 1/5 so với trước đại dịch, trong đó hai lĩnh vực chiếm đến tổng số 80-90% tỷ trọng là Vận tải và Du lịch suy giảm từ 90 đến 100%. Điều này dẫn đến tổng giá trị thâm hụt thương mại dịch vụ hơn -4.1 tỷ USD.
  • Trong Quý 1, hoạt động của các NHTM có 02 điểm đáng chú ý: Thứ nhất, theo khảo sát từ các ngân hàng, lãi suất cho vay ở hầu hết các ngân hàng thương mại vẫn ổn định so với thời điểm cuối năm ngoái. Thứ hai, NHNN mới đây đã ban hành Thông tư số 03/2021/TT-NHNN (Thông tư 03) cho phép ngân hàng và doanh nghiệp được gia hạn thêm thời gian cơ cấu nợ.
  • Số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới trong tháng 03 vừa tăng lên mức kỷ lục là hơn 113 nghìn tài khoản. Điều khá bất ngờ là tháng 3 thị trường hầu như chỉ đi ngang và có tới 2 lần VN-Index không vượt qua được đỉnh cao lịch sử 1,200 điểm. Nhà đầu tư cá nhân vẫn tham gia thị trường với quy mô lớn thể hiện mức độ kỳ vọng rất cao đối với khả năng thị trường vượt đỉnh.

Báo cáo liên quan

1 tuần trước ・ 11/04/2024
1 tháng trước ・ 12/03/2024
2 tháng trước ・ 15/02/2024
5 tháng trước ・ 08/11/2023
6 tháng trước ・ 09/10/2023

Tin tức liên quan

Xem tất cả

Bạn cần tư vấn bởi chuyên gia?

Họ và tên không hợp lệ!
Số điện thoại không hợp lệ!
img-brand-mark-flame