Hotline 0243 9872 888 Đăng ký Tài khoản

Báo cáo vĩ mô tháng 10/2021: Sản xuất tăng trưởng trở lại

Báo cáo vĩ mô tháng 10/2021: Sản xuất tăng trưởng trở lại

2 năm trước ・ 05/11/2021

Trong 10 tháng năm 2021, CPI tăng 1.81% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ 2016, nguyên nhân từ giá lương thực thực phẩm đang dần ổn định do nguồn cung được đảm bảo. Trái lại với Việt Nam, tình trạng lạm phát trên thế giới đang trên đà tăng một phần do mất cân đối cung cầu, một phần do giá xăng dầu tăng vọt. Thực tế, giá xăng dầu tăng cao trong thời gian gần đây thúc đẩy nhóm giao thông của CPI tăng cao nhất với 2.51%.

Năm 2021, theo Nghị quyết Quốc hội quyết định tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng khoảng 4%, chúng tôi dự báo là lạm phát cả năm 2021 cũng sẽ không vượt quá mức 4% khi đà tăng của giá hàng hóa đã phần nào chững lại và giá xăng dầu tăng là yếu tố duy nhất thúc đẩy lạm phát trong tháng vừa qua. Mặc dù vậy, chúng tôi cho rằng việc kiểm soát lạm phát vẫn cần được ưu tiên theo dõi vì lạm phát sẽ càng gây áp lực lên dư địa của chính sách tiền tệ, nhất là sau khi NHNN đã nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế từ đầu năm 2021, dư địa của chính sách tiền tệ được coi là không còn nhiều.

Mặc dù đầu tư công được kỳ vọng là động lực chính hỗ trợ tăng trưởng trong quý 4/2021, nhưng trong 10 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công mới chỉ đạt gần 65% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, làm gia tăng áp lực giải ngân trong 2 tháng cuối năm. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu vẫn chưa phục hồi rõ nét cũng như thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, tiêu dùng và sản xuất đang có những dấu hiệu phục hồi rõ rệt khi PMI tháng 10/2021 đạt 52.1 điểm. Như vậy chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng kinh tế cả năm 2021 ở mức 2.5 – 3.5%.

  • CPI tháng 10/2021 giảm 0.2% so với tháng trước; tính chung 9 tháng tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Nguyên nhân thúc đẩy CPI là do giá xăng dầu & gas trong nước tăng trong thời gian gần đây.
  • Sản xuất công nghiệp: IIP lũy kế tăng +3.3% so với cùng kỳ. PMI tăng mạnh đạt 52.1 điểm trong tháng 10, do các biện pháp giãn cách đã được nới lỏng.
  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa 10 tháng giảm 7.8% so với cùng kỳ năm trước, vẫn chủ yếu giảm mạnh từ dịch vụ du lịch lữ hành, sau đó là đá quý & kim loại quý
  • 10 tháng, cả nước nhập siêu 1.45 tỷ USD
  • 10 tháng năm 2021, Việt Nam thu hút hơn 23.74 tỷ USD vốn FDI, tăng 1.1% so với cùng kỳ năm 2020.
  • Giải ngân vốn đầu tư công lũy kế 10 tháng thực tế đạt gần 65% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao;
  • Lãi suất liên ngân hàng ở các kỳ hạn hầu hết vẫn đi ngang, thanh khoản trong hệ thống vẫn dồi dào.
  • Kết thúc tháng 10/2021, VN-Index đạt mức 1,444 điểm, ở mức kỷ lục mới và là tuần tăng mạnh nhất kể từ tuần thứ 2 trong tháng 6/2021.

Báo cáo liên quan

2 tuần trước ・ 11/04/2024
1 tháng trước ・ 12/03/2024
2 tháng trước ・ 15/02/2024
5 tháng trước ・ 08/11/2023
6 tháng trước ・ 09/10/2023

Tin tức liên quan

Xem tất cả

Bạn cần tư vấn bởi chuyên gia?

Họ và tên không hợp lệ!
Số điện thoại không hợp lệ!
img-brand-mark-flame