Báo cáo ngành xuất nhập khẩu - 07.2024
Báo cáo ngành xuất nhập khẩu - 07.2024
Chúng tôi khuyến nghị KHẢ QUAN đối với ngành xuất nhập khẩu dựa trên các luận điểm:
(1) Việt Nam là một trong các quốc gia hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và xu hướng dịch chuyển/đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc, thể hiện qua việc dòng vốn FDI vẫn đang tiếp tục chảy vào Việt Nam. Có thể kỳ vọng đây sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng trong những năm tới;
(2) Theo IMF, triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024 lạc quan hơn so với kỳ vọng trước đó. Theo đó, GDP của hầu hết các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng cao hơn so với năm 2023;
(3) Triển vọng từ việc nâng hạng lên “nền kinh tế thị trường”. Mỹ dự kiến sẽ đưa quyết định cuối cùng về việc nâng hạng vị thế cho Việt Nam. Việc này sẽ có thể mở đường cho các doanh nghiệp Việt tăng cường hoạt động thương mại với thị trường Mỹ và có được cơ chế thuế tốt hơn.
Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu niêm yết, chúng tôi cũng khuyến nghị KHẢ QUAN. Cụ thể:
- Ngành dệt may:
(1) Một số doanh nghiệp có lượng đơn hàng đã được lấp kín đến đầu quý 4/2024 và có thể được gia tăng kể từ cuối năm khi đây là thời điểm các nhãn hàng bắt đầu chuẩn bị cho vụ xuân hè năm 2025;
(2) Tồn kho quần áo Mỹ ở mức thấp, trong khi doanh số bán lẻ quần áo đang ở trong xu hướng hồi phục trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt.
- Ngành thủy sản:
(1) Lượng hàng tồn kho tại các thị trường suy giảm so với cùng kỳ và các nhà bán lẻ sẽ cần bổ sung hàng tồn kho trước mùa mua sắm cuối năm;
(2) Giá xuất khẩu cá tra tại các thị trường như Mỹ, Trung Quốc, EU có thể tiếp tục cải thiện do nhu cầu tăng lên;
(3) Việc Mỹ xem xét nâng hạng Việt Nam lên nền kinh tế thị trường trong thời gian tới sẽ giúp tháo gỡ những rào cản thuế chống trợ cấp đối với xuất khẩu tôm Việt Nam.