Hotline 0243 9872 888 Đăng ký Tài khoản

Báo Cáo Cập Nhật Triển Vọng Ngành Ngân Hàng

Báo Cáo Cập Nhật Triển Vọng Ngành Ngân Hàng

2 năm trước ・ 02/06/2021

Phân ngành GICS: 4010 Banks

Thông tư 03/2021 vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành, với nội dung sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020 quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm tiếp tục hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Thông tư 03 có hiệu lực từ ngày 17/5/2021 sẽ giúp ngân hàng tránh được cú shock về lợi nhuận trong năm 2021 do không bị áp lực trích lập dự phòng và thu nhập từ hoạt động dịch vụ tiếp tục tăng.

Triển vọng đầu tư
Nền kinh tế hồi phục: Năm 2021, NHNN dự báo sẽ tiếp tục chính sách nới lỏng trong bối cảnh các ngân hàng trung ương khác cũng thực hiện chiến lược tương tự. NHNN đã đưa ra ba kịch bản cho tăng trưởng tín dụng năm 2021.
ü Kịch bản 1: việc tiêm chủng vắc-xin đại trà và dịch Covid-19 được khống chế, tín dụng sẽ tăng 12% đến 13%, có thể đạt 14%.
ü Kịch bản 2: dịch kéo dài đến tháng 6, các biện pháp giãn cách xã hội vẫn được thực hiện, thời gian tiêm vắc-xin kéo dài, tín dụng có thể tăng từ 10% đến 12%.
ü Kịch bản 3, dịch kéo dài đến hết năm, tăng trưởng khoảng 7% đến 8%. Với diễn biến nền kinh tế như hiện tại, NHNN đang hướng tới kịch bản tăng trưởng tín dụng ở mức khoảng 12%, nhưng sẽ linh hoạt điều chỉnh.

Nhóm ngân hàng TMCP vốn hóa lớn có khả năng bứt tốc Tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng có sự bứt phá mạnh mẽ từ cuối năm 2020. Theo ước tính từ 15 ngân hàng niêm yết, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tăng +12.8% trong năm 2020. Trong Quý 1/2021, nhóm NH TMCP có sự bứt phá mạnh về tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là nhóm vốn hóa lớn (gồm TCB, MBB, ACB, VPB).

Dựa trên dữ liệu của 15 ngân hàng trên, ước tính hệ số NIM cải thiện gần 10bps trong Quý 1/2021. Các ngân hàng TMCP ước tính lợi nhuận trước thuế trong Quý 1 tăng khoảng 55% -65% so với cùng kỳ, khi các ngân hàng đã tăng cường trích lập dự phòng để giải quyết các tài sản có vấn đề. Tỷ lệ CASA cao hoặc tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) thấp hơn: dẫn đến giảm chi phí vốn, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay. NIM cải thiện đến từ nguyên nhân lãi suất huy động giảm, CASA cải thiện và các gói vay có lãi suất cho vay ưu đãi đối với các khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 dần kết thúc.

Rủi ro trích lập dự phòng không quá lớn tại nhóm NH quốc doanh và NHTMCP vốn hóa lớn. Tỷ lệ CAR Basel II tiếp tục được giữ ở mức cao, đặc biệt ở nhóm các NH quốc doanh và NHTMCP có vốn hóa lớn, đồng thời tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giữ ở mức an toàn.

Thông tư 03 mới đây cũng quy định việc trích lập dự phòng của ngân hàng liên quan đến khoản vay được giữ nguyên nhóm nợ (bao gồm các khoản vay tái cơ cấu và khoản vay được miễn, giảm lãi suất). Cụ thể, các ngân hàng phải tính toán mức trích lập dự phòng cụ thể trong trường hợp các khoản vay này không được giữ nguyên nhóm nợ so với mức trích lập dự phòng theo quy định hiện hành. Các ngân hàng được yêu cầu bổ sung dần dự phòng tối thiểu 30% tổng chênh lệch cho năm 2021, 60% cho năm 2022 và 100% cho năm 2023.

Báo cáo liên quan

4 tháng trước ・ 09/11/2023
6 tháng trước ・ 29/09/2023
7 tháng trước ・ 15/08/2023
10 tháng trước ・ 18/05/2023
10 tháng trước ・ 04/05/2023

Tin tức liên quan

Xem tất cả

Bạn cần tư vấn bởi chuyên gia?

Họ và tên không hợp lệ!
Số điện thoại không hợp lệ!
img-brand-mark-flame