Hotline 0243 9872 888 Đăng ký Tài khoản

Báo cáo chiến lược quý IV năm 2021

Báo cáo chiến lược quý IV năm 2021

2 năm trước ・ 11/10/2021

Nhận định từ GS.TS Trần Thọ Đạt - Chủ tịch Hội đồng khoa học & đào tạo ĐH KTQD :

Về tăng trưởng kinh tế quý 4/2021: Nền kinh tế đã đi được ¾ chặng đường của năm với tăng trưởng 1,42%. Diễn biến các chỉ số của nền kinh tế quý 4/2021 sẽ phụ thuộc tốc độ tiêm chủng và khả năng kiểm soát dịch bệnh, hiệu quả và tính kịp thời của các gói cứu trợ, các doanh nghiệp phục hồi như thế nào khi quay trở lại trạng thái “bình thường mới” và tổng thể là nền kinh tế bắt nhịp ra sao với đà phục hồi của thế giới. Nhiều dự báo cho đến nay đã đưa ra các kịch bản chênh lệch nhau khá lớn, nhưng tập trung ở con số khoảng 3% cho cả năm 2021, muốn vậy quý 4 phải tăng trưởng khoảng hơn 5%. Về các động lực tăng trưởng ứng với “cỗ xe tam mã” là tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu, có thể dự đoán tiêu dùng của dân cư sẽ có sự phục hồi mạnh khi các doanh nghiệp tái khởi động lại sản xuất kinh doanh, khu vực kinh tế phi chính thức nhanh chóng trở lại trạng thái “bình thường mới”, cùng với việc gia tăng và thực thi sớm các gói an sinh xã hội; đầu tư sẽ chủ yếu dựa vào tốc độ của giải ngân đầu tư công, và cuối cùng là đà tăng của xuất khẩu sẽ được duy trì nếu tiếp tục tận dụng được quá trình phục hồi đang khá mạnh của các thị trường xuất khẩu chủ lực.

Nhận định của Trung tâm phân tích về thị trường & khuyến nghị trong quý IV/2021

• Với việc dịch bệnh dần được kiểm soát, tỷ lệ phủ mũi tiêm thứ 2 tại các thành phố lớn tiến tới trên 90% khi vaccine về nhiều trong các tháng còn lại trong năm, chúng tôi kỳ vọng việc nới lỏng giãn cách một cách thận trọng sẽ diễn ra từ quý 4. Đồng thời, trong bối cảnh lạm phát được kiểm soát trong mục tiêu 4%, tạo dư địa cho việc nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ được mong đợi sẽ kích hoạt một quá trình hồi phục kinh tế mới.
• Mặc dù vậy, đà ảnh hưởng đến nền kinh tế của làn sóng Covid-19 vẫn còn kéo dài khiến các tỉnh thành chưa thể quay trở lại hoạt động giao thương bình thường các và xu hướng bán ròng của khối ngoại có thể khiến triển vọng thị trường chứng khoán trong ngắn hạn khó có thể bứt phá mạnh.
• Chúng tôi cho rằng tâm lý nhà đầu tư đã ổn định hơn sau nhịp điều chỉnh trong tháng 7 - 8; hiện tại định hướng và kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế có thể là chỉ báo của thị trường. Mặc dù vậy, khi số ca nhiễm vẫn đang duy trì ở mức cao, đồng thời thị trường chứng khoán cần thêm các phiên xác nhận xu hướng, chúng tôi cho rằng chỉ số VNIndex có thể vận động theo các kịch bản sau:

Kịch bản 1 - Khả quan: Định hướng và lộ trình mở cửa lại nền kinh tế được Chính phủ cụ thể hóa, tâm lý nhà đầu tư lạc quan. Nhịp điều chỉnh được xác nhận kết thúc khi chỉ số VNIndex phá vỡ thành công kháng cự 1.350 điểm, cùng với khối lượng lớn, khi đó mục tiêu tiếp theo của chỉ số là khu vực 1.410 – 1.440 điểm. Tín hiệu để kịch bản này diễn ra là chỉ số VN30 hoặc phần lớn các cổ phiếu vốn hóa trụ cột thu hút dòng tiền trở lại sau các tín hiệu cân bằng trong những phiên gần đây.

Kịch bản 2 - Thận trọng: Lộ trình mở cửa lại nền kinh tế không như dự kiến sẽ ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư do rủi ro kéo dài triển vọng tăng trưởng lợi nhuận kém. Chỉ số VNIndex có thể quay lại trạng thái điều chỉnh với vùng hỗ trợ 1.310 – 1.370 điểm và tích lũy hồi phục trở lại.

Nhóm ngành khuyến nghị: Dầu khí (GAS, PVD), Phân bón (DPM, DCM), Ngân hàng (TCB, TPB), Bất động sản (VHM), Điện (POW, REE), Bán lẻ (FPT), Thủy sản (VHC), Công nghệ - Viễn thông (CTR).

Tin tức liên quan

Xem tất cả

Bạn cần tư vấn bởi chuyên gia?

Họ và tên không hợp lệ!
Số điện thoại không hợp lệ!
img-brand-mark-flame