Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam Trước ‘Bức Tường Thuế’ 20%
Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam Trước ‘Bức Tường Thuế’ 20%
- Nhìn chung, PSI cho rằng tình hình vẫn còn thách thức nhưng nằm trong ngưỡng có thể kiểm soát khi mức thuế này không quá thuận lợi cũng không quá tồi tệ. Mặc dù cao hơn mức hiện tại là 10%, nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với mức 46% trước đó.
- Tác động đến nền kinh tế: Tăng trưởng GDP có thể chậm lại
- Khả năng tăng trưởng GDP đạt dưới 90% kế hoạch là khá cao. Theo dự báo của Ngân hàng BIDV, tăng trưởng GDP năm 2025 sẽ giảm xuống mức 6.5%.
- Thuế suất đối ứng sẽ có sự phân hóa giữa các mặt hàng xuất khẩu, tuy theo mức độ nội địa hóa của từng nhóm ngành (40% với đối với hàng hóa trung chuyển).
- Tỷ giá chịu thêm sức ép trong thời gian tới: (1) Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thận trọng; (2) Dự trữ ngoại hối đang có xu hướng giảm.
-
Trong ngắn hạn, việc Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ và mức áp thuế 20%, tâm lý các NĐT khá lạc quan dù mức thuế bị áp dụng cao hơn, Chỉ số VN-Index sau khi tích lũy ngắn hạn trong 1-2 tuần đầu tháng 7 sẽ bứt phá và hướng lên chính phục đỉnh cao 1,400 điểm.
-
Các nhóm ngành đều sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ mức thuế suất đối ứng mới, tuy nhiên chi tiết mức thuế mới với từng ngành hàng chưa công bố nhưng vẫn sẽ có phân hóa ở mức độ ảnh hưởng: Nhóm xuất khẩu chủ lực: Dệt may (cao do tỷ lệ nội địa hóa thấp hơn), gỗ và thủy sản (trung bình cao do tỷ trọng xuất khẩu với Mỹ lớn, nhưng tỷ lệ nội địa hóa cao hơn),…và nhóm Bất động sản khu công nghiệp do dịch chuyển dòng vốn FDI .
-
Các nhóm ngành được hưởng lợi trực tiếp báo gồm: Nông sản, Phân bón, Logistic và Năng lượng.
Tin tức liên quan
Xem tất cảBạn cần tư vấn bởi chuyên gia?
