Báo cáo cập nhật xung đột Israel-Iran và tác động tới giá dầu
Báo cáo cập nhật xung đột Israel-Iran và tác động tới giá dầu
I. Nguyên nhân Israel tấn công Iran
Theo các tổ chức trên thế giới đánh giá, lý do hàng đầu và xuyên suốt cho bất kỳ hành động quân sự tiềm năng nào của Israel chống lại Iran là chương trình hạt nhân của Tehran. Israel coi việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân là một mối đe dọa không thể chấp nhận được đối với sự tồn vong của mình. Lịch sử đã chứng minh Iran từng tuyên bố tiêu diệt Israel, và một Iran có vũ khí hạt nhân sẽ làm thay đổi đáng kể cán cân quyền lực trong khu vực, đặt ra một nguy cơ tiềm tàng cho một cuộc chiến tranh hủy diệt. Israel thường xuyên nhấn mạnh rằng họ sẽ không cho phép Iran đạt được khả năng vũ khí hạt nhân, và có thể hành động đơn phương nếu cảm thấy các nỗ lực ngoại giao và trừng phạt quốc tế không hiệu quả trong việc ngăn chặn Tehran.
II. Tác động đến giá năng lượng và vận tải dầu thô khi căng thẳng leo thang
1. Giá dầu tăng cao và rủi ro lạm phát quay trở lại khi xung đột gia tăng
The Bloomberg Economics, giá dầu sẽ chỉ chịu ảnh hưởng mạnh, trực tiếp khi các xung đột trong khu vực liên quan đến các nước sản xuất dầu lớn. Tham chiếu với các sự kiện đã diễn ra trong lịch sử, tác động của vụ việc này có thể tương tự như vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào nhà máy xử lý dầu Abqaiq của Saudi Arabia năm 2019, khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn khiến lượng cung dầu thô giảm ước tính 5.7 triệu thùng, tương đương 50% sản lượng của Aramco và 6% sản lượng dầu thế giới, theo AP 17-9. Trong ngắn hạn, sự kiện này chắc chắn sẽ có những tác động đến tâm lý và có thể làm giá dầu tăng cao.
2. Rủi ro đóng cửa eo biển Hormuz có thể làm giá dầu và giá cước vận tải tiếp tục tăng
Theo các tổ chức thế giới, trong kịch bản xấu hơn, nếu eo biển Hormuz – tuyến hàng hải chiến lược của khoảng 20% lượng dầu mỏ thế giới – bị phong tỏa, giá dầu thô có thể tăng cao. Đây là một kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra, tương tự như những diễn biến sau cuộc xâm lược Kuwait của Iraq năm 1990. Đây là tuyến hàng hải cực kỳ quan trọng với lưu lượng hàng ngày là 21 triệu thùng dầu (khoảng 20% lượng tiêu thụ toàn cầu). Theo Bloomberg, nếu eo biển Hormuz bị đóng cửa, giá dầu có thể tăng lên trên 100 USD/thùng do thiếu hụt nguồn cung từ các nước thuộc khu vực Vịnh Ba Tư.
Ngoài ra, việc đóng cửa eo biển Hormuz cũng có thể khiến giá LNG tăng mạnh. Theo Bloomberg ước tính, việc đóng cửa eo biển Hormuz có thể làm gián đoạn dòng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Qatar – quốc gia mỗi ngày vận chuyển hơn 10 tỷ feet khối LNG qua eo biển này – giá LNG có thể tăng ít nhất 35%.
Theo các tổ chức nhận định, việc xung đột gia tăng sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, và đẩy giá cước lên cao hơn nữa. Nếu không thể đi qua Hormuz, các tàu sẽ phải đi đường vòng qua Mũi Hảo Vọng ở cực nam châu Phi.
3. Khả năng không thể sử dụng tối đa công suất dự phòng của OPEC
Công suất dự phòng của OPEC+ đóng vai trò như một bộ đệm bảo vệ thị trường khi đối diện với sự thiếu hụt về nguồn cung. Tổ chức này hhiện nắm giữ tổng cộng công suất dự phòng lên đến hơn 6 triệu thùng dầu/ngày, trong đó, các nước thuộc OPEC nắm giữ gần 5 triệu thùng dầu/ngày – chủ yếu đặt tại Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Tuy nhiên, nếu eo biển Hormuz bị phong tỏa, phần lớn công suất dự phòng của OPEC+ sẽ trở thành nguồn cung bị mắc kẹt, không thể đưa ra thị trường.
Tin tức liên quan
Xem tất cảBạn cần tư vấn bởi chuyên gia?
