Hotline 0243 9872 888 Đăng ký Tài khoản

Bản tin TTCK & TTT Năng lượng tuần 27.02 - 03.03

Bản tin TTCK & TTT Năng lượng tuần 27.02 - 03.03

2 năm trước ・ 26/02/2023

Thị trường Năng lượng : 

 

Giá dầu Brent, WTI: Giá dầu tăng do kế hoạch cắt giảm xuất khẩu dầu mỏ từ các cảng phía tây của Nga lên tới 25% trong tháng 3/2023, vượt quá mức cắt giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày đã công bố. Trong khi đồng USD tăng mạnh là trở ngại đối với giá dầu thô trong ngắn hạn. Các nhà phân tích thuộc UBS dự kiến, sản lượng dầu thô của Nga giảm và Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ thắt chặt thị trường dầu mỏ và hỗ trợ giá.

Giá đồng: Giá đồng giảm, do khả năng Mỹ tiếp tục tăng lãi suất đã gây ra sự thận trọng trên các thị trường và thúc đẩy đồng USD tăng, khiến đồng trở nên đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác. Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 2,3% xuống 8.906,5 USD/tấn và có phiên giảm mạnh nhất kể từ ngày 15/12/2022. Giá đồng đã tăng lên mức cao nhất 7 tháng (9.550,5 USD/tấn) trong tháng 1/2023 do đồng USD giảm.

Giá quặng sắt & HRC: Giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên tăng lên mức cao nhất 8 tháng, do vụ sập mỏ than đá quy mô lớn tại khu vực Nội Mông phía bắc Trung Quốc, dấy lên mối lo ngại về nguồn cung thắt chặt. Trung Quốc là nước sản xuất thép lớn nhất thế giới và Nội Mông là một trong những nhà cung cấp than đá hàng đầu đã sản xuất ra mặt hàng này với tốc độ cao trong nhiều tháng qua, để đáp ứng lời kêu gọi của chính phủ nhằm tăng nguồn cung địa phương và ổn định giá cả.

Giá vàng: Số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp bất ngờ giảm trong tuần trước, cho thấy thị trường lao động thắt chặt và áp lực lạm phát. Trong khi đó, tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ tăng với tốc độ hàng năm là 2,7% trong quý 4/2022, giảm so với 2,9% báo cáo tháng trước.

Chiến lược đầu :

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một tuần giao dịch khá tiêu cực, chỉ số VN-Index giảm 19.75 điểm (tương đương giảm 1.86%) và chốt tuần ở mốc 1,039.56 điểm. Tính chung cả tuần, thanh khoản tăng trên mức trung bình cho thấy trạng thái giao dịch đang rất sôi động, tâm lý nhà đầu tư tương đối thận trọng và chỉ tham gia mua lên khi chỉ số kiểm nghiệm lại vùng hỗ trợ. Tuy nhiên, diễn biến tại các cổ phiếu thuộc nhóm vốn hóa lớn như VIC, VHM, VCB...vẫn rất tiêu cực và đây cũng chính là những cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số. Tính chung trên cả thị trường, khối ngoại bán ròng hơn 1,200 tỷ đồng, khối tự doanh tại các CTCK cũng bán ròng hơn 49 tỷ đồng. Nhìn chung, sau những biến động khá lớn trong những ngày gần đây, các vị thế giao dịch ngắn hạn đang trở nên thận trọng. Trạng thái FOMO mua, bán có dấu hiệu tái diễn và làm tăng rủi ro cho các giao dịch. Những nhịp hồi cuối phiên xuất phát từ nhóm vốn hóa lớn sau khi nhóm này đã giảm mạnh trong phiên chưa thể làm cục diện giao dịch trở nên tích cực hơn. Trạng thái cân bằng cần sớm được thiết lập nếu không sẽ làm kích hoạt các vị thế bán đang trực chờ.

Về mặt kỹ thuật: Trên đồ thị ngày, VN-Index kết phiên với một cây nến giảm có bóng nến dưới ngắn với thanh khoản ở dưới trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý của nhà đầu tư đang khá thận trọng, lực cầu suy giảm và lực cung đang khá mạnh. Chỉ báo MACD đang hướng xuống, động lượng âm đang tăng dần nên tình hình chưa có gì khả quan. Hiện tại, vùng kháng cự của chỉ số sẽ là vùng 1,055 – 1,070 điểm, vùng hỗ trợ của chỉ số là vùng 1,000 – 1,030 điểm. Trong kịch bản tích cực, dòng tiền tham gia mua lên trở lại thì chỉ số có thể sẽ sideway đi ngang tích lũy quanh vùng hỗ trợ trước khi có nhịp tăng tiếp theo. Trong kịch bản tiêu cực, áp lực bán mạnh thì chỉ số có thể giảm về vùng 985 – 1,000.

Báo cáo liên quan

2 ngày trước ・ 28/04/2025
5 ngày trước ・ 25/04/2025
6 ngày trước ・ 24/04/2025
1 tuần trước ・ 23/04/2025
1 tuần trước ・ 22/04/2025

Tin tức liên quan

Xem tất cả

Bạn cần tư vấn bởi chuyên gia?

Họ và tên không hợp lệ!
Số điện thoại không hợp lệ!
img-brand-mark-flame