Hotline 0243 9872 888 Đăng ký Tài khoản

Bản tin TTCK & TTT Năng lượng tuần 19.09 - 23.09

Bản tin TTCK & TTT Năng lượng tuần 19.09 - 23.09

1 năm trước ・ 19/09/2022

Thị trường Năng lượng :

Giá dầu Brent, WTI: Cả hai chỉ số giá dầu giảm gần 2% trong tuần qua, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ diễn biến tăng của đồng USD, kéo giảm nhu cầu dầu mỏ của các khách hàng sử dụng đồng tiền khác. Chỉ số Dollar Index không biến động nhiều trong phiên giao dịch 16/9 nhưng tăng 4/5 tuần gần nhất. Tính tới thời điểm hiện tại của quý III, giá dầu Brent và WTI giảm khoảng 20%, mức giảm quý lớn nhất kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trong năm 2020.

Giá khí tự nhiên : Trong khi châu Âu và châu Á đang tìm nguồn khí đốt hóa lỏng LNG nhằm dự trữ thì ngày 15/9, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết một đường ống dẫn khí đốt của Nga đến Trung Quốc sẽ thay thế đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 tới EU. Trước bối cảnh ngành công nghiệp EU đối diện với khủng hoảng thiếu năng lượng, nhiều nhà máy phải dừng hoạt động, lãnh đạo các nước đang nỗ lực kiểm soát giá khí đốt. 

Giá quặng sắt & HRC: Giá quặng sắt tại Đại Liên và Singapore giảm sau khi số liệu cho thấy lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc giảm hơn nữa trong tháng 8, với sự gia tăng nhu cầu theo mùa thường thấy vào đầu tháng 9 vẫn chưa xuất hiện. Đầu tư bất động sản vào tháng trước tại Trung Quốc giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 12/2021, theo tính toán của Reuters dựa trên số liệu chính thức. Giá nhà mới giảm 1.3% so với năm trước, tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 8/2015.

Giá vàng: Đồng USD suy yếu đã tạo cơ hội cho vàng đi lên trong phiên giao dịch đầu tuần này. Tuy nhiên, đà tăng của giá vàng vẫn bị hạn chế bởi tâm lý thận trọng của giới đầu tư trước khi số liệu về lạm phát của Mỹ được công bố. Giá vàng thế giới quay đầu giảm hơn 1% trong phiên giao dịch liền sau đó (ngày 13/9) trong bối cảnh đồng USD bật tăng sau khi giá tiêu dùng tháng 8/2022 của Mỹ bất ngờ tăng, làm củng cố đồn đoán Fed sẽ tích cực tăng lãi suất.

Chiến lược đầu :

Trong tuần vừa qua, thị trường chứng khoán đã có những diễn biến giao dịch khá tiêu cực. Kết tuần, chỉ số VN-Index giảm 14.75 điểm (tương đương giảm 1.18%) và chốt tuần ở mức 1,234.03 điểm. Độ rộng thị trường được cải thiện với số mã tăng, giảm cân bằng hơn so với hôm qua; đà tăng điểm có sự đóng góp từng cổ phiếu riêng lẻ, không mang yếu tố nhóm ngành rõ ràng. Thanh khoản ở mức thấp tại các phiên hồi cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Một số cổ phiếu thuộc ngành Dầu khí, Tiện ích đã có những tác động tích cực lên thị trường. Ngược lại, một số cổ phiếu thuộc nhóm ngành Ngân hàng, Tài chính đã có những tác động tiêu cực lên chỉ số.

Về mặt kỹ thuật, trên đồ thị ngày: Trên đồ thị ngày, chỉ số VN-Index đóng cửa với mẫu nến Spinning Top, thanh khoản ở dưới mức trung bình 20 phiên và giảm ở các phiên hồi phục cho thấy tâm lý lưỡng lự giữa cả bên mua và bán, động lượng thanh khoản yếu cho thấy sự tăng điểm chỉ mang yếu tố quan tính từ phiên kéo ngược. Thêm vào đó, chỉ số đang giao dịch ở dưới đường trung bình động MA20 cho thấy xu hướng điều chỉnh trong ngắn hạn chưa có gì thay đổi. Quan sát theo tuần, VN-Index tiếp tục kết tuần với 1 cây giảm điểm và đã giảm xuống dưới đường trung bình động MA20 đang hướng xuống cho thấy sự tiêu cực và có thể chỉ số sẽ tiếp tục xu hướng giảm trong tuần tiếp theo. Trong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ nối dài chuỗi giao dịch cân bằng “sideway up”, dần kéo những đường trung bình động MA hướng lên trước khi có những biến động xu hướng mới, tránh kịch bản kéo ngược vội vàng, dễ hình thành “bull trap”. Trong kịch bản tiêu cực, chỉ số sẽ cần kiểm nghiệm lại vùng hỗ trợ 1,200 điểm. Hiện tại, vùng hỗ trợ của chỉ số sẽ là vùng 1,220 – 1,230 điểm và kháng cự tại vùng 1,260 – 1,270 điểm.

Báo cáo liên quan

1 ngày trước ・ 17/04/2024
2 ngày trước ・ 16/04/2024
3 ngày trước ・ 15/04/2024
6 ngày trước ・ 12/04/2024

Tin tức liên quan

Xem tất cả

Bạn cần tư vấn bởi chuyên gia?

Họ và tên không hợp lệ!
Số điện thoại không hợp lệ!
img-brand-mark-flame