Bản tin TTCK & TTT Năng lượng tuần 13.02 - 17.02
Bản tin TTCK & TTT Năng lượng tuần 13.02 - 17.02
Thị trường Năng lượng :
•Giá dầu Brent, WTI: Các quốc gia phương Tây đã áp đặt giá trần cố gắng bóp nghẹt doanh thu dầu mỏ của Nga để đáp trả hành động của Nga ở Ukraine. Việc cắt giảm sản lượng cho thấy mức giá trần gần đây của Liên minh Châu Âu và lệnh cấm sản phẩm dầu mỏ của Nga có hiệu lực vào ngày 5/2 đã có một số ảnh hưởng. Sản lượng của Nga năm ngoái không theo dự đoán sụt giảm, nhưng việc bán dầu trong năm nay sẽ khó khăn hơn khi đối mặt với những lệnh trừng phạt mới. OPEC+ không có kế hoạch hành động sau khi Nga tuyên bố cắt giảm sản lượng dầu.\
•Giá đồng: Giá đồng theo hướng giảm tuần thứ ba liên tiếp, do nhu cầu của Trung Quốc vẫn yếu và các nhà đầu tư đợi số liệu lạm phát công bố vào thứ ba tuần tới có thể cho manh mối về chiều hướng chính sách tiền tệ của Mỹ. Đồng đã đạt cao nhất 7 tháng tại 9.550,5 USD/tấn trong tháng 1 do các nhà đầu cơ đặt cược rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ hồi sinh và Mỹ sẽ không tăng tiếp lãi suất, loại bỏ lực cản đối với tăng trưởng kinh tế và khiến USD suy yếu. Nhưng số liệu việc làm của Mỹ mạnh trong tuần trước làm dấy lên lo sợ lãi suất tăng tiếp và USD mạnh lên.
•Giá quặng sắt & HRC: Lợi nhuận thép đang cải thiện tại Trung Quốc, nhà sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất lớn nhất thế giới đã hỗ trợ giá quặng sắt trong tuần này. Tuy nhiên, dự trữ quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc đang tăng có thể hạn chế giá quặng sắt tăng tiếp, do các nhà phân tích cho biết giá hiện nay đã phản ánh triển vọng nhu cầu mạnh khi Trung Quốc mở cửa trở lại và đưa ra các biện pháp hỗ trợ các nhà phát triển bất động sản.
•Giá vàng: Các nhà đầu tư đợi số liệu giá tiêu dùng của Mỹ công bố trong ngày 14/2. Trong khi những lo ngại về suy thoái toàn cầu, sự tăng mạnh trong các thị trường trên thế giới cho thấy sự lạc quan đang quay trở lại, có thể làm giảm chu kỳ tăng lãi suất của Fed.
Chiến lược đầu tư:
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một tuần giao dịch khá tiêu cực, chỉ số VN-Index giảm 21.85 điểm (tương đương giảm 2.03%) và chốt tuần ở mốc 1,055.3 điểm. Tính chung cả tuần, thanh khoản tiếp tục suy giảm cho thấy tâm lý của nhà đầu tư đang khá tiêu cực và lực cầu suy giảm. Các cổ phiếu thuộc nhóm vốn hóa lớn như VIC, VHM, MSN, MWG là những cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số. Tính chung trên cả thị trường, khối ngoại mua ròng hơn 773 tỷ đồng, khối tự doanh tại các CTCK bán ròng hơn 395 tỷ đồng.
Về mặt kỹ thuật: Trên đồ thị ngày, VN-Index kết phiên với một cây nến giảm với thanh khoản ở dưới trung bình 20 phiên và chỉ bật tăng vào phiên chiều cho thấy tâm lý nhà đầu tư khá thận trọng, lực cầu suy giảm và lực cung đang mạnh lên do bên cầm cổ phiếu đang dần mất kiên nhẫn với những diễn biến của chỉ số. Chỉ báo MACD vẫn đang hướng xuống và động lượng âm tăng dần cho thấy sự suy yếu của chỉ số và khả năng đà giảm vẫn sẽ tiếp diễn. Quan sát theo tuần, VN-Index kết tuần với cây nến giảm với bóng nến trên dài cho thấy bên bán vẫn đang kiểm soát tình hình và quán tính giảm có thể tiếp diễn ở tuần giao dịch tiếp theo. Chỉ báo MACD đang bẻ ngang, động lượng dương suy giảm nên có thể quán tính giảm vẫn sẽ tiếp diễn trong tuần tiếp theo. Hiện tại, vùng kháng cự của chỉ số sẽ là vùng 1,070 – 1,090 điểm, vùng hỗ trợ của chỉ số là vùng 1,050 – 1,070 điểm. Trong kịch bản tích cực, dòng tiền tham gia mua lên trở lại thì chỉ số có thể sẽ sideway đi ngang tích lũy quanh vùng hỗ trợ trước khi có nhịp tăng tiếp theo. Trong kịch bản tiêu cực, áp lực bán mạnh thì chỉ số có thể giảm về vùng 1,000 – 1,030.
Tin tức liên quan
Xem tất cảBạn cần tư vấn bởi chuyên gia?
