Hotline 0243 9872 888 Đăng ký Tài khoản

Bản tin TTCK & TT Năng lượng tuần 20.03 - 24.03

Bản tin TTCK & TT Năng lượng tuần 20.03 - 24.03

1 năm trước ・ 20/03/2023

Thị trường Năng lượng: 

Giá dầu Brent, WTI: Giá dầu WTI trong tuần này giảm xuống dưới 70 USD/thùng – lần đầu tiên – kể từ tháng 12/2021, có thể thúc đẩy chính phủ Mỹ bắt đầu đổ đầy kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược và thúc đẩy nhu cầu. Giá dầu giảm theo xu hướng thị trường chứng khoán giảm, do khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng và lo ngại về suy thoái kinh tế có thể xảy ra.

Giá đồng: Giá đồng tăng, song không đủ bù đắp mức giảm hồi đầu tuần, do cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng, làm tăng nguy cơ phá sản ngân hàng và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Trong phiên ngày 15/3/2023, giá đồng giảm 3,7% do sự sụp đổ của 2 công ty cho vay cỡ trung bình của Mỹ, sau đó là cuộc khủng hoảng nhấn chìm Credit Suisse của Thụy Sĩ. Giá đồng chạm mức thấp nhất 10 tuần (8.442 USD/tấn) trong phiên trước đó.

Giá quặng sắt & HRC: Giá quặng sắt tại Đại Liên và Singapore tăng nhẹ, do lo ngại về tình trạng khủng hoảng ngân hàng giảm bớt, song mức tăng bị hạn chế do khả năng hạn chế sản lượng thép tại Trung Quốc trong năm nay. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn Đại Liên tăng 0,4% lên 915 CNY (133,1 USD/tấn). Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá đồng giảm hơn 2% và có tuần giảm đầu tiên trong 6 tuần. Đồng thời, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 4/2023 trên sàn Singapore tăng 0,5% lên 129,85 USD/tấn. Trong đầu phiên giao dịch, giá quặng sắt chạm 126,85 USD/tấn – thấp nhất kể từ ngày 9/3/2023.

Giá vàng: Giá vàng tăng hơn 2%, do làn sóng khủng hoảng ngân hàng làm rung chuyển thị trường toàn cầu và đẩy giá vàng có tuần tăng mạnh nhất 3 năm, khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ít tích cực hơn trong cuộc chiến chống lạm phát. Đồng USD và thị trường chứng khoán giảm, khiến vàng trở thành kênh đầu tư hấp dẫn hơn. Mặc dù, vàng được xem là công cụ chống lại những bất ổn kinh tế, song chi phí cơ hội nắm giữ vàng tăng khi lãi suất tăng.

 

Chiến lược đầu :

Thị trường chứng khoán Việt Nam kết thúc một tuần giao dịch tương đối giằng co, chỉ số VN-Index giảm 7.86 điểm (tương đương giảm 0.75%) và chốt tuần ở mốc 1,045.14 điểm. Thanh khoản ở mức trung bình cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn đang khá là thận trong và có phần bi quan trước những diễn biến của thị trường. Một số cổ phiếu vốn hóa lớn VCB, VHM, VNM.. là những cổ phiếu có tác động tiêu cực đến chỉ số. Tính chung trên cả thị trường, khối ngoại mua ròng hơn 2,300 tỷ đồng, khối tự doanh tại các CTCK cũng mua ròng hơn 500 tỷ đồng. Nhờ những thông tin tích cực hơn từ thị trường quốc tế và trong nước, tâm lý giao dịch của thị trường đã trở nên cởi mở hơn, dòng tiền cải thiện và lan tỏa rộng hơn.

Về mặt kỹ thuật: Trên đồ thị ngày, VN-Index kết phiên với một cây nến giảm với thanh khoản ở mức trung bình cho thấy tâm lý trên thị trường đang khá lượng lự quanh vùng giá hiện tại. Đường trung bình động MA20 đang bẻ ngang ra và Bollinger Band đang có xu hướng mở rộng xuống dưới cho thấy áp lực điều chỉnh có thể sẽ gia tăng trong ngắn hạn. Quan sát theo tuần, VN-Index kết tuần với cây nến Doji và vẫn đang bám sát và nằm trên đường trung bình động MA20 nên xu hướng trung hạn chưa có gì thay đổi và có thể chỉ số sẽ tiếp tục duy trì sự phân hóa. Hiện tại, vùng kháng cự của chỉ số sẽ là vùng 1,070 – 1,080 điểm, vùng hỗ trợ của chỉ số là vùng 1,030 – 1,045 điểm. Trong kịch bản tích cực, dòng tiền tham gia mua lên trở lại thì chỉ số có thể sẽ hình thành một xu thế vận động tích cực hơn. Trong kịch bản tiêu cực, áp lực bán mạnh thì vùng 1,000 sẽ vùng đệm vững chắc cho chỉ số.

Báo cáo liên quan

8 giờ trước ・ 16/04/2024
1 ngày trước ・ 15/04/2024
4 ngày trước ・ 12/04/2024
6 ngày trước ・ 10/04/2024

Tin tức liên quan

Xem tất cả

Bạn cần tư vấn bởi chuyên gia?

Họ và tên không hợp lệ!
Số điện thoại không hợp lệ!
img-brand-mark-flame