Hotline 0243 9872 888 Đăng ký Tài khoản

Bản tin TTCK & TT Năng lượng tuần 17.04 - 21.04

Bản tin TTCK & TT Năng lượng tuần 17.04 - 21.04

1 năm trước ・ 17/04/2023

Bản tin Năng lượng: 

Giá dầu Brent, WTI: Dầu Brent ghi nhận tăng 1,5% trong tuần, trong khi dầu WTI tăng 2,4% trong thời gian đó. Chuỗi tăng 4 tuần là dài nhất kể từ tháng 6/2022.Trong báo cáo hàng tháng IEA cho biết nhu cầu dầu thế giới thiết lập tăng 2 triệu thùng/ngày trong năm 2023 lên kỷ lục 101,9 triệu thùng/ngày một phần bởi tiêu thụ mạnh hơn tại Trung Quôc sau khi dỡ bỏ những hạn chế Covid tại đó. Nhu cầu nhiên liệu bay chiếm 57% mức gia tăng của năm 2023. Nhưng OPEC đã cảnh báo nguy cơ nhu cầu dầu mùa hè suy giảm là một phần lý do quyết định cắt giảm sản lượng thêm 1,16 triệu thùng/ngày. IEA cho biết quyết định của OPEC+ có thể gây thiệt hại cho người tiêu dùng và sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Giá cao su: Giá cao su Nhật Bản đạt mức cao nhất trong hơn một tuần do nguồn cung giảm trong đợt nghỉ Tết của Thái Lan, nhưng nhu cầu của Trung Quốc yếu đã hạn chế đà tăng. Các nhà sản xuất Thái Lan đang trong kỳ nghỉ lễ Songkran, nhưng các nhà sản xuất lốp vẫn hoạt động tích cực trên thị trường để lấy hàng từ Indonesia.

Giá quặng sắt & HRC: Quặng sắt giảm trong phiên cuối tuần, ghi nhận tuần thứ hai giảm giá liên tiếp trong bối cảnh một loại những lo ngại về nhu cầu thành phần sản xuất thép tại Trung Quốc. Trung Quốc có kế hoạch hạn chế sản lượng thép trong nước ở mức năm 2022 làm tăng thêm lo ngại, kéo giá giảm, vốn đã bị áp lực của nhu cầu thép trong nước mờ nhạt trong mùa cao điểm xây dựng và triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đảm.

Giá vàng: Giá vàng giảm trở lại sau khi tăng lên mức cao nhất trong hơn một năm vào phiên trước, do USD phục hồi và một quan chức Fed thông báo sự cần thiết phải tăng tiếp lãi suất. Chỉ số USD và lợi suất trái phiếu Kho bạc tăng sau khi một quan chức Fed cảnh báo ngân hàng cần tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Vàng cạnh tranh với USD là một nơi trú ẩn an toàn trong bối cảnh bất ổn kinh tế và chính trị, trong khi USD tăng làm giảm sức hấp dẫn của vàng với những người mua bằng ngoại tệ khác.

Chiến lược đầu :

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa kết thúc một tuần giao dịch khá tiêu cực, chỉ số VN-Index giảm 16.82 điểm (tương đương giảm 1.57%) và chốt tuần ở mốc 1,052.89 điểm. Thanh khoản tiếp tục tăng trên mức trung bình 20 phiên cho thấy cho thấy áp lực chốt bán của dòng tiền ngắn hạn đang tiếp tục gia tăng. Một số cổ phiếu vốn hóa lớn VCB, VIC, SAB, GAS… là những cổ phiếu có tác động tiêu cực đến chỉ số. Tính chung trên cả thị trường, khối ngoại bán ròng hơn 203 tỷ đồng, khối tự doanh tại các CTCK mua ròng hơn 131 tỷ đồng.

 

Về mặt kỹ thuật: Trên đồ thị ngày, VN-Index kết tuần với cây nến Bearish Closing Marubozu, giảm xuyên qua cả đường trung bình động MA20 và MA50 cho thấy lực bán chiếm ưu thế hoàn toàn đã lấn át lực mua và cho thấy xu hướng điểu chỉnh của thị trường có thể sẽ tiếp tục. Thanh khoản tăng trên mức trung bình 20 phiên và lực bán gia tăng mạnh trong phiên cuối tuần cũng cho thấy lực bán vẫn đang khá mạnh. Chỉ báo MACD đang hướng xuống và động lượng âm xuất hiện cho thấy chỉ số có thể sẽ tiếp tục đối diện với áp lực điều chỉnh trong một vài phiên tới. Hiện tại, vùng kháng cự của chỉ số sẽ là vùng 1,070 – 1,085 điểm, vùng hỗ trợ của chỉ số là vùng 1,030 – 1,045 điểm. Trong kịch bản tích cực, dòng tiền tham gia mua lên và vùng hỗ trợ không bị vi phạm thì chỉ số có thể sẽ hình thành một xu thế vận động tích cực hơn. Trong kịch bản tiêu cực, áp lực bán mạnh thì vùng 1,020 sẽ vùng hỗ trợ tiếp theo cho chỉ số.

Báo cáo liên quan

1 ngày trước ・ 07/05/2024
2 ngày trước ・ 06/05/2024
5 ngày trước ・ 03/05/2024
6 ngày trước ・ 02/05/2024
1 tuần trước ・ 26/04/2024

Tin tức liên quan

Xem tất cả

Bạn cần tư vấn bởi chuyên gia?

Họ và tên không hợp lệ!
Số điện thoại không hợp lệ!
img-brand-mark-flame