Bản tin TTCK & TT Năng lượng tuần 14.11 - 18.11
Bản tin TTCK & TT Năng lượng tuần 14.11 - 18.11
Bản tin Năng lượng:
- Giá dầu Brent, WTI: Trung Quốc đang tuân theo các quy định nghiêm ngặt chống COVID-19 sau khi các ca bệnh tăng vào thứ Năm lên mức cao nhất kể từ tháng 8, nhưng một cựu quan chức kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc cho biết những thay đổi đáng kể đối với chính sách COVID-19 của nước này sẽ sớm diễn ra. Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Bộ Lao động Mỹ công bố hôm thứ Sáu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tại nước này tăng lên 3,7% vào tháng trước từ 3,5% trong tháng 9, cho thấy một số nới lỏng trong điều kiện thị trường lao động có thể khiến Fed chuyển sang hướng tăng lãi suất chậm lại.
- Giá khí tự nhiên : Hợp đồng khí đốt tự nhiên của Mỹ tăng khoảng 7% lên mức cao nhất trong ba tuần vào thứ Sáu khi kết thúc một tuần giao dịch cực kỳ biến động do dự báo thời tiết lạnh hơn nhiều so với dự kiến trước đó và nhu cầu sưởi ấm sẽ tăng vào giữa tháng 11.
- Giá quặng sắt & HRC: Giá quặng sắt kỳ hạn tăng hơn 4% vào thứ Sáu, củng cố mức tăng hàng tuần do những suy đoán trước đó rằng nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc sẽ nới lỏng các quy tắc nghiêm ngặt chống COVID-19, và tiếp tục được thúc đẩy bởi những phát ngôn từ Bắc Kinh tế việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
- Giá vàng: Giá vàng giao ngay tăng gần 3% lên 1.677,67 USD/ounce, tính chung cả tuần tăng gần 2,2%, mức tăng lớn nhất kể từ cuối tháng 7. Hợp đồng vàng tương lai của Mỹ tăng 2,8% lên 1.676,6 USD. Chỉ số Dollar index giảm 1,6% khiến vàng định giá bằng đồng bạc xanh trở nên hấp dẫn hơn đối với người mua ở nước ngoài. Các nhà tuyển dụng Mỹ đã thuê nhiều công nhân hơn dự kiến trong tháng 10, nhưng tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3,7% cho thấy điều kiện thị trường lao động Mỹ đã nới lỏng một chút.
Chiến lược đầu tư:
- Trong tuần vừa qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phải chịu nhiều áp lực bán tháo mạnh trên diện rộng. Kết tuần, chỉ số VN-Index giảm 42.62 điểm (tương đương giảm 4.27%) và chốt tuần ở mức 954.53 điểm. Thanh khoản tăng nhẹ do áp lực bán gia tăng và việc khối ngoại giải ngân khi thị trường đã chiết khấu sâu. Độ rộng thị trường thu hẹp và đà lan tỏa của dòng tiền suy giảm, sự rút lui của dòng tiền tại nhóm vốn hóa lớn là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến xu thế của VN-Index. Tính chung trên cả thị trường, khối ngoại đã mua ròng hơn 4,552 tỷ đồng. Cùng chung xu hướng, khối tự doanh tại các CTCK cũng mua ròng hơn 900 tỷ đồng.
- Về mặt kỹ thuật: Trên đồ thị ngày, VN-Index đóng cửa với mẫu hình nến Doji có bóng nến trên dài, thanh khoản tăng vượt lên trên trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý giao dịch khá yếu khi chỉ số vẫn đang dò đáy mới, áp lực bán vẫn hiện hữu khi chỉ số chỉ vừa có sự phục hồi nhẹ trong phiên. Quan sát theo tuần, VN-Index kết tuần với mẫu hình nến Bearish Engulfing với thanh khoản tăng cho thấy áp lực giảm điểm có thể sẽ tiếp diễn. Chỉ báo về động lượng vẫn đang ở trong vùng quá bán và chưa xuất hiện tín hiệu mua. Hiện tại, vùng kháng cự của chỉ số sẽ là vùng 990 – 1,000 điểm; vùng hỗ trợ của chỉ số là vùng 910 – 930 điểm. Trong kịch bản tích cực, lực cầu tham gia mạnh mẽ thì chỉ số sẽ phục hồi lên vùng kháng cự 990 – 1,000. Trong kịch bản tiêu cực, vùng 900 – 930 sẽ là vùng hỗ trợ mạnh của chỉ số.
Tin tức liên quan
Xem tất cảBạn cần tư vấn bởi chuyên gia?
