Bản tin TTCK & TT Năng lượng tuần 10.10 - 14.10
Bản tin TTCK & TT Năng lượng tuần 10.10 - 14.10
Thị trường Năng lượng :
- Giá dầu Brent, WTI: Việc cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng của OPEC+ có thể thúc đẩy giá dầu phục hồi khi đã giảm xuống 90 USD/thùng từ mức 120 USD/thùng ba tháng trước do lo sợ suy thoái kinh tế toàn cầu, việc tăng lãi suất của Mỹ và USD mạnh lên. Trong tháng 8, sản lượng của OPEC+ thấp hơn mục tiêu 3,58 triệu thùng/ngày do một vài nước đang bơm dưới hạn ngạch hiện tại của họ. Một nguồn thạo tin cho Reuters biết rằng Mỹ đang thúc ép các nhà sản xuất OPEC+ tránh thực hiện cắt giảm sâu, khi Tổng thống Joe Biden tìm cách ngăn cản giá xăng của Mỹ tăng trước cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ vào ngày 8/11.
- Giá khí tự nhiên : Sự lo lắng về châu Âu trải qua mùa Đông thiếu khí đốt đã tạm thời lắng xuống khi lượng dự trữ của khu vực này đã đạt trên 86%. Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), nguồn cung cấp khí đốt từ Nga sang châu Âu giảm mạnh trong 8 tháng qua. Nhưng nhờ tăng 65% lượng nhập khẩu khí đốt hóa lỏng LNG so với cùng kỳ năm trước nên giá khí đốt tại khu vực này mới duy trì và hạ được như mức hiện tại, dưới 200 euro/mwh. Cũng theo IEA, lượng LNG mà châu Âu tăng thêm là do châu Á giảm 7% nhập khẩu vì giá quá cao, khí hậu ôn hòa và Trung Quốc đóng cửa dài vì Covid-19.
- Giá cao su : Giá cao su Nhật Bản tăng, theo xu hướng mạnh lên của chứng khoán, mặc dù kinh doanh của các nhà sản xuất trong nước suy yếu trong quý 3 khi chi phí nguyên liệu thô cao. Các thị trường Trung Quốc đóng cửa từ 1/10 cho tới 7/10 để nghỉ lễ Quốc Khánh, giao dịch sẽ trở lại vào ngày 10/10. Sản lượng cao su từ nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, Thái Lan có thể bị ảnh hưởng bởi dự báo tiếp tục mưa và cảnh báo lũ lụt ở khắp quốc gia này. Hợp đồng cao su giao tháng tới trên sàn giao dịch Singapore giảm 0,1% xuống 134,9 USD/kg.
- Giá vàng: Giá vàng tăng khoảng 2% bởi USD và trái phiếu kho bạc Mỹ giảm, mức giá thấp gần đây đã thu hút các nhà đầu tư và cũng gây ra đợt tăng giá bạc trong ngày mạnh nhất kể từ cuối năm 2008. Vàng giao ngay tăng 2,3% lên 1.698,48 USD/ounce, tăng mạnh nhất một ngày kể từ ngày 8/3. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 12 đóng cửa tăng 1,8% lên 1.702 USD/ounce.
Chiến lược đầu tư:
- Trong tuần vừa qua, thị trường chứng khoán tiếp tục có tuần giảm điểm khá tiêu cực. Kết tuần, chỉ số VN-Index giảm 96.2 điểm (tương đương giảm 8.5%) và chốt tuần ở mức 1,035.91 điểm. Thanh khoản có tăng nhẹ so với tuần trước do áp lực bán gia tăng mạnh mẽ và xuất hiện dòng tiền bắt đáy tham gia. Độ rộng thị trường ở trạng thái tiêu cực khi tất cả các nhóm cổ phiếu đều đang ở xu hướng điều chỉnh. Khối ngoại tiếp tục bán ròng, tự doanh cũng đã quay trở lại bán ròng sau khi đã mua ròng trong tuần trước.
- Về mặt kỹ thuật: Trên đồ thị ngày, chỉ số VN-Index đóng cửa với cây nến giảm có bóng nến dưới dài cùng với thanh khoản tăng mạnh cho thấy hiện tượng “thay máu dòng tiền” khi dòng tiền bắt đáy được kích hoạt. Có thể thấy, bên mua cũng đã chờ đợi tín hiệu bán hoảng loạn để mở vị thế trong bối cảnh VN-Index đang trong một vùng “quá bán” về mặt kỹ thuật. Quan sát theo tuần, VN-Index kết tuần với mẫu hình nến Marubozu cho thấy sự tiêu cực và quán tính giảm có thể sẽ kéo dài sang tuần tiếp theo. Đường trung bình động MA20 đang hướng xuống, Band dưới của Bollinger Band đang mở ra nên xu hướng trong trung hạn đang khá tiêu cực. Hiện tại, vùng hỗ trợ của chỉ số sẽ là vùng 990 - 1,000 điểm. Trong kịch bản tích cực, lực cầu bắt đáy có thể tiếp tục mạnh lên ở vùng giá thấp và tạo ra được sự đối trọng với lực bán ra, chỉ số sẽ phục hồi và hướng đến vùng 1,060 – 1,075 điểm.
Tin tức liên quan
Xem tất cảBạn cần tư vấn bởi chuyên gia?
