Hotline 0243 9872 888 Đăng ký Tài khoản

Bản tin chứng khoán tuần từ 25.04 đến 29.04.2011

Bản tin chứng khoán tuần từ 25.04 đến 29.04.2011

4 năm trước ・ 29/04/2011

VN-Index đã có một tuần tăng điểm mạnh mẽ, tính trong cả tuần, chỉ số VN-Index tăng tới 21 điểm, từ 459 điểm lên 480 điểm. Mặc dù vậy nhưng KLGD chỉ ngang bằng với tuần trước đó. Chỉ số VN-Index trong tuần qua bị chi phối gần như hoàn toàn bởi diễn biến giá cục bộ của nhóm cổ phiếu bao gồm: BVH, MSN, VPL, VIC, VPL. Với mức vốn hóa chiếm tới gần 40% vốn hóa toàn sàn, sự tăng giá của nhóm này đã kéo VN-Index tăng điểm một cách cưỡng ép, không phản ánh đúng diễn biến trên hầu hết các mã còn lại của thị trường. Mặc dù vốn hóa rất lớn như vậy, song thanh khoản các mã cổ phiếu trong nhóm vốn hóa lớn lại rất nhỏ, dễ chịu tác động của các lực cầu đột biến, để duy trì sự tăng giá mỗi phiên, dòng tiền đưa vào không cần nhiều. Do đó, hầu hết các mã cổ phiếu vốn hóa lớn này đều vẫn đang trên đà tăng giá và chưa có dấu hiệu về sự phân phối để giảm giá.
Trái ngược với diễn biến của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, hầu hết các mã cổ phiếu khác đều có giao dịch “èo uột” trong suốt cả tuần qua với mức thanh khoản duy trì mức thấp. Hầu hết các bluchips như SSI, FPT, LCG, SJS... đều có dấu hiệu kĩ thuật tiêu cực khi công cụ kĩ thuật chỉ ra dấu hiệu dòng tiền yếu, giá không thể phá vỡ được kháng cự gần nhất. Giới đầu tư vẫn không hết lo ngại về những vấn đề kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ. Trong tuần không có bất cứ thông tin nào hỗ trợ thị trường. Giao dịch cầm chừng do tâm lý thận trọng của NĐT trước kì nghỉ lễ. Chúng tôi cho rằng thị trường vẫn còn hàm chứa nhiều rủi ro khi những vấn đề trong nền kinh tế vĩ mô vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để.

CPI tháng 5 tiếp tục là môi lo ngại của giới đầu tư, khả năng cao NN sẽ tiếp tục thắt chặt tiền tệ, tín dụng. CPI tháng 5/2011 với những con số dự báo khác xa nhau, NĐT lo ngại về lạm phát: Tổ điều hành thị trường trong nước dự báo Cpi tháng 5 có thể tăng từ 1.8 – 2%. Tuy nhiên, cục quản lý giá lại dự báo CPI tháng 5 chỉ tăng khoảng 0.8 – 0.9%. Mặc dù vậy, với việc CPI tháng 4 công bố con số thực tế vượt xa các dự báo trước đó, NĐT tỏ ra thận trọng hơn với các dự báo. Từ ngày mùng 1/5/2011, quyết định tăng lương cơ bản lên mức 830.000đ/CP chính thức có hiệu lực. Trên thị trường rộ lên tin đồn tăng giá xăng trong đợt nghỉ lễ 30/4 – 1/5. Bộ tài chính đã lên tiếng bác bỏ tin đồn này. Theo ý kiến các chuyên gia, xăng dầu là mặt hàng nhạy cảm và những tuyên bố về việc thay đổi hay không thay đổi giá xăng dầu chỉ có hiệu lực trong ngày. Bộ tài chính đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân chứng khoán năm 2011. Tuy nhiên, việc xét duyệt phải được thông qua bởi quốc hội và việc này có thể được xem xét vào tháng 7 tới. Trong ngắn hạn, tin này chưa có tác động tới thị trường.

Với đánh giá của các tổ chức nước ngoài: Barclays Capital dự báo lạm phát Việt Nam sẽ đạt đỉnh ở mức 21-22% vào giữa năm nay. Tuy nhiên, với cách nhìn nhận tích cực hơn, trong giả định các chính sách vĩ mô tiếp tục đi đúng hướng, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay sẽ ở mức khả quan và lạm phát có thể dưới hai con số. IMF dự báo tăng trưởng GDP VIệt Nam ở mức 6,3%, lạm phát nếu tốt thì ở mức 9.5%, và mức 13.5% trong trường hợp xấu.

 Về phía các ngân hàng: Ngày 29/4, NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn lên 14%/năm, LS tái chiết khấu lên 13%/năm. Với chính sách thặt chặt tiền tệ, lãi suất mặt bằng tiếp tục tăng. Với lãi suất huy động, các NHTMCP vẫn tìm cách lách qui định vượt rào 14%. Với lãi suất cho vay, cho vay SX Nông Nghiệp lên tới 17%, và phi sản xuất có mức lãi suất tới 23%/năm. Mức lãi suất này chắc chắn gây không ít khó khăn cho mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế, đồng thời cũng thể hiện sự khan hiếm tiền mặt.

Cái nhìn của người trong cuộc: Tại ĐHCĐ của SSI diễn ra chiều ngày 28/4, chủ tịch SSI: ông Nguyễn Duy Hưng trả lời câu hỏi của cổ đông và báo giới, thể hiện một số ý kiến như sau:
- Nền kinh tế quá khó khăn, chỉ số Index không còn nhiều ý nghĩa.
 - Với các DN hoạt động trong ngành đặc thù là chứng khoán, hàng hóa kinh doanh là chứng khoán và hầu như khó có sự lựa chọn khác.
- TTCK phụ thuộc vào nền kinh tế, khó có thể thay đổi thị trường từ tác động của cá nhân hay 1 tổ chức nào.
- Lựa chọn phương án đăng kí đầu tư nước ngoài để vượt qua những khó khăn về lạm phát trong nước.
- Những thông tin trên thể hiện rằng hiện tại kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn còn đang rất khó khăn và nhiều vấn đề phức tạp, đặc biệt là lạm phát. TTCK trở nên bất ổn và khó dự báo. Điều này đồng nghĩa với việc nó hàm chứa nhiều rủi ro hơn.Chừng nào kinh tế vĩ mô chưa có dấu hiệu phục hồi, chính sách thắt chặt tiền tệ còn được tiếp tục duy trì và củng cố, TTCK khó có thể có cơ hội phục hồi.

Báo cáo liên quan

2 ngày trước ・ 28/04/2025
5 ngày trước ・ 25/04/2025
6 ngày trước ・ 24/04/2025
1 tuần trước ・ 23/04/2025
1 tuần trước ・ 22/04/2025

Tin tức liên quan

Xem tất cả

Bạn cần tư vấn bởi chuyên gia?

Họ và tên không hợp lệ!
Số điện thoại không hợp lệ!
img-brand-mark-flame