Hotline 0243 9872 888 Đăng ký Tài khoản

Bản tin chứng khoán tuần từ 22.07 đến 26.07.2013

Bản tin chứng khoán tuần từ 22.07 đến 26.07.2013

3 năm trước ・ 26/07/2013

Trong tuần qua, Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2013 tăng 0,27% so với tháng 6/2013. CPI tháng 7 năm nay tăng 2,68% so với tháng 12 năm trước và tăng 7,29% so với cùng kỳ. Xét bình quân 7 tháng đầu năm nay so với bảy tháng đầu năm trước, CPI tăng 6,81%, mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.
Về xu hướng của lạm phát, áp lực lên lạm phát sẽ cao hơn trong các tháng quí III so với 6 tháng đầu năm, chủ yếu do các yếu tố như biến động giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, ga, v.v… tuy nhiên do tổng cầu kinh tế còn yếu nên mức tăng sẽ không quá mạnh. Một vài ngân hàng nước ngoài đã nâng mức dự báo lạm phát cả năm 2013 của Việt Nam lên một chút với lý do quan ngại về việc CP sẽ nâng giá dịch vụ công (đặc biệt là y tế) trước áp lực nguồn thu ngân sách đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những khó khăn của nền kinh tế và các chính sách hỗ trợ thuế cho doanh nghiệp. Chúng tôi cho rằng động thái của các cơ quan quản lý trong thời gian 2 tháng gần đây trong việc hoãn tăng giá điện, trì hoãn tăng giá xăng v.v… là những yếu tố cho thấy sự thận trọng cao độ trong việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu. Như vậy, mục tiêu kiềm chế lạm phát hiện vẫn được đặt lên hàng đầu, do đó khả năng tăng giá các dịch vụ công nếu có xảy ra có lẽ sẽ diễn ra vào khoảng thời gian cuối năm nhằm tránh các ảnh hưởng mạnh tới chỉ tiêu lạm phát năm 2013.
Cũng trong tuần qua, báo cáo tài chính kiểm toán của khá nhiều các DNNY tiếp tục được công bố. Dù chưa thể tổng kết một cách tổng quát mọi góc cạnh của thị trường nhưng các xu hướng chính bắt đầu bộc lộ khá rõ nét. Thứ nhất, việc lãi suất giảm làm giảm chi phí lãi vay chưa thể hiện rõ nét trong KQKD của các doanh nghiệp mà chỉ xuất hiện với cả biệt một số doanh nghiệp (như HPG). Thứ hai, tính chung mặt bằng lợi nhuận 6 tháng của các DNNNY có vẻ sẽ không có cải thiện nhiều so với cuối năm 2012. Đa phần các doanh nghiệp có tăng trưởng thuộc nhóm VN 30. Thứ 3, lợi nhuận ngân hàng có chiều hướng giảm. Thứ 4, số lượng doanh nghiệp có lợi nhuận đột biến tương đối ít.
Một xu hướng chúng tôi đã có dự báo trong tuần trước là việc chốt lời ngắn hạn có thể xảy ra trên thị trường khi các DNNY công bố BCTC và diễn biến trong tuần này cho thấy dòng tiền chốt lời có chiều hướng gia tăng. Một vài yếu tố thể hiện điều này khá rõ nét như: độ rộng của thị trường sụt giảm mạnh; thanh khoản tập trung vào các mã giảm giá; hầu hết các doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính tích cực trong 6 tháng đầu năm đều có KLGD tăng mạnh và giá dao động giảm…
Về mặt kĩ thuật, tuần qua trạng thái kĩ thuật của chỉ số hai sàn đã bộc lộ nhiều điểm không tích cực. Mô hình trung gian xu thế (lá cờ) xuất hiện trên HNX-Index và VN-index có thể là một chỉ báo kĩ thuật thể hiện khả năng tiếp tục giảm trong ngắn hạn. Thanh khoản thị trường thấp và phản ứng yếu ớt với các thông tin tích cực cũng là yếu tố khẳng định thêm cho mô hình này. VN-Index có xu hướng dao động giảm dần, và không loại trừ khả năng trở về vùng hỗ trợ mạnh tại 470 điểm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, mức dao động của VN-Index có thể sẽ mạnh hơn và chúng tôi mở khoảng dao động dự báo của VN-index ra vùng 470 – 510 trong ngắn hạn.HNX-Index với tín hiệu mô hình rõ nét hơn, xu hướng giảm ngắn hạn có thể tiếp diễn với mức giảm chậm và hỗ trợ tiếp theo ở mức 60 điểm. Chúng tôi dự báo khoảng dao động của chỉ số sàn Hà Nội trong khu vực 60 – 62 điểm trong ngắn hạn. Chúng tôi cho rằng nhà đầu tư nên tăng cường sự thận trọng trong ngắn hạn, giảm mạnh tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục và chưa nên thực hiện giải ngân hay tham gia vào thị trường trong giai đoạn hiện tại.

Báo cáo liên quan

3 ngày trước ・ 26/04/2024
4 ngày trước ・ 25/04/2024
5 ngày trước ・ 24/04/2024
1 tuần trước ・ 22/04/2024
1 tuần trước ・ 19/04/2024

Tin tức liên quan

Xem tất cả

Bạn cần tư vấn bởi chuyên gia?

Họ và tên không hợp lệ!
Số điện thoại không hợp lệ!
img-brand-mark-flame