Hotline 0243 9872 888 Đăng ký Tài khoản

Bản tin chứng khoán tuần từ 18.04 đến 22.04.2011

Bản tin chứng khoán tuần từ 18.04 đến 22.04.2011

4 năm trước ・ 22/04/2011

VN-Index đã có một tuần giao dịch với thanh khoản thấp kỉ lục trong năm 2011. Trong suốt tuần qua, VN-Index đã dao động quanh mức 455 – 460 điểm với một đặc điểm đặc chưng là sự tăng giá cục bộ trên nhóm gồm số lượng nhỏ các cổ phiếu vốn hóa lớn đã “bóp méo” diễn biến giá trên diện rộng của thị trường. Vào phiên cuối tuần, khi lực đỡ từ nhóm vốn hóa lớn không còn, VN-Index đã có một phiên kết thúc tuần với mức sụt giảm mạnh.
Phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index đảo chiều sụt giảm mạnh và trên diện rộng, ngay tại ngưỡng kháng cự xu thế giảm trung hạn, đã cho thấy thị trường chưa thể bứt qua khỏi xu thế giảm. Trong xu thế giảm này, tại điểm rơi sát ngưỡng kháng cự của đường xu thế, thanh khoản sụt giảm kèm những dấu hiệu dòng tiền vẫn đứng ngoài thị trường là những tín hiệu cho thấy VN-Index có thể sẽ còn giảm tiếp, tìm về mức hỗ trợ vững chắc hơn ở mặt bằng giá thấp hơn. Trong tuần tới, có khả năng nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn sẽ tiếp tục tăng, nhưng khó có thể tăng mạnh do hầu hết đều gặp kháng cự đỉnh trong quá khứ, do đó có khả năng sự hỗ trợ của nhóm này sẽ bị suy yếu. Trong ngắn hạn, xác suất VN-Index giảm dần chiếm ưu thế, với mục tiêu đầu tiên là mức hỗ trợ 445 điểm.
Lý giải cho một tuần giao dịch thấp kỉ lục, thị trường yếu và mặt bằng giá sụt giảm, những thông tin thiếu tích cực được công bố trong tuần có thể là một trong những nguyên nhân tác động tới nhà đầu tư.

Những lo ngại về lạm phát bùng lên khi số liệu về CPI tháng 4 được hé lộ:
Thủ tướng kí ban hành quyết định bắt đầu từ 1/6 tới, giá điện sẽ chính thức được thực hiện theo cơ chế thị trường, trong đó bên bán điện được phép điều chỉnh giá tối đa 4 lần trong một năm. Đối với xăng dầu, theo tính toán của Tổng giám đốc công ty lọc hóa dầu Bình Sơn, các đầu mối xăng dầu trong nước sẽ phải nhập thêm 1 triệu tấn xăng dầu trong thời gian nhà máy lọc dầu Dung Quất nghỉ bảo dưỡng 2 tháng. Sau khi những thông tin trên được công bố, giới đầu tư e ngại sẽ có một đợt tăng giá tiếp theo của xăng và điện trong tương lai gần.
Tổng cục thống kê Hà Nội công bố thành phố Hà Nội có mức tăng CPI trong tháng 4 là 3.28%, trong đó mức tăng cao nhất là nhóm hàng giao thông vận tải và dịch vụ ăn uống (>5%). Trước đó, tổng cục thống kê TP. Hồ Chí Mình cũng công bố CPI tháng tháng 4 tại tp. HCM tăng 3.16%. Mức công bố trên thậm chí còn vượt cả những dự báo bi quan nhất trước đó. Qua so sánh với năm 2008, có thể ước lượng một cách định tính rằng nếu không có những yếu tố tác động đột biến (đặc biệt trong mức giá các mặt hàng như xăng dầu, điện, thực phẩm) thì lạm phát năm 2011 có thể ở mức xấp sỉ năm 2008. Với nguy cơ về lạm phát như vậy, có khả năng chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm ngăn chặn lạm phát, do đó sẽ có những ảnh hưởng tới TTCK.

Nhà nước thực hiện kiểm soát việc thắt chặt tín dụng:
NHNN yêu cầu các TCTD xây dựng kế hoạch và thực hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20% (bao gồm cả yếu tố điều chỉnh tỷ giá). Trong đó, hoạt động cấp tín dụng bao gồm: nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Các TCTD cũng phải giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay phi sản xuất và áp dụng tỷ lệ DTBB theo quy định. Dư nợ phi sản xuất đến 0/6/2011 tối đa là 22% và đến 31/12/2011 tối đa là 16%. Trong đó, dư nợ phi sản xuất gồm: cho vay chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán, cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản, cho vay vốn đối với các nhu cầu vốn để phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Đây là một thông điệp thể hiện rõ nét chính sách tiền tệ vẫn đang bị thắt chặt.
 Trong ngắn hạn, đánh giá của các tổ chức nước ngoài vẫn mang màu sắc tiêu cực:
 Trong báo cáo thường niên ngày 21/4, hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế Moody's đặt xếp hạng B1 của Việt Nam dưới triển vọng tiêu cực, và đưa ra cảnh báo có thể đánh giá tín nhiệm sẽ được thay đổi. Những cảnh báo xoay quanh 4 vấn đề chính là bất ổn về cán cân thanh toán, mức lạm phát 2 con số, nợ quốc gia và những vấn đề rắc rối lien quan đến các tập đoàn quốc gia. Về mặt logic, đánh giá của các tổ chức như Moody's có thể ảnh hưởng tới khả năng vay nợ của Việt Nam trên thị trường quốc tế,đồng thời cũng thể hiện góc nhìn từ phía NĐT nước ngoài với thị trường Việt Nam.

Báo cáo liên quan

2 ngày trước ・ 28/04/2025
5 ngày trước ・ 25/04/2025
6 ngày trước ・ 24/04/2025
1 tuần trước ・ 23/04/2025
1 tuần trước ・ 22/04/2025

Tin tức liên quan

Xem tất cả

Bạn cần tư vấn bởi chuyên gia?

Họ và tên không hợp lệ!
Số điện thoại không hợp lệ!
img-brand-mark-flame