Hotline 0243 9872 888 Đăng ký Tài khoản

Bản tin chứng khoán ngày 21.04.2011

Bản tin chứng khoán ngày 21.04.2011

4 năm trước ・ 21/04/2011

Ngày 21/4/2011 tiếp tục có một phiên VN-Index tăng gần 2 điểm nhờ sự hỗ trợ của khối ngoại trên nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Nhóm vốn hóa lớn, với sự tăng giá của MSN và BVH, đang “bóp méo” chỉ số VN-Index, khiến VN-Index tiếp tục tăng điểm trong khi toàn thị trường có tới 155 mã giảm giá.
Trên phương diện kĩ thuật: Phiên tăng điểm ngày hôm nay của VN-Index với việc chốt phiên đóng cửa mức 460 điểm, vẫn chưa phá vỡ được kháng cự mạnh 460 này. KLGD sụt giảm xuống mức kỉ lục trong 2 năm, tuy nhiên phiên hôm nay có sự phục hồi chút ít về mặt thanh khoản so với phiên trước, khi lực mua và bán tăng nhẹ tại ngưỡng kháng cự này. Kết thúc phiên hiện tại, trạng thái của VN-Index vẫn là đang kiểm chứng lại ngưỡng kháng cự mạnh tại 460 điểm. Chỉ báo MFI đang tăng lên mức 45, RSI vẫn đi ngang, dấu hiệu thiếu tích cực trong ngắn hạn. MFI chỉ báo đang cho thấy có sự cải thiện của dòng tiền trong thị trường. Tuy nhiên RSI đánh giá tới mức độ tác động của dòng tiền này. Mặc dù dòng tiền có cải thiện nhưng không đủ mạnh để làm giá cổ phiếu tăng. Với mức thanh khoản ít ỏi như hiện tại, MFI tăng nhanh hơn RSI là 1 tình trạng xấu, cho thấy lực bán tăng rất nhanh làm hạn chế đà tăng của giá.
Bollingger Band đang thu lại rất hẹp và có chiều hướng đi ngang, xác định 1 khung dao động nhỏ của VN-Index trong ngắn hạn là 450 – 465 điểm. Xem so sánh tương quan giữ BVH, MSN và VN-Index, có thể thấy để “đối phó” với việc giảm giá trên diện rộng, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đang tăng giá ở mức độ cao hơn nhiều lần với mức tăng của chỉ số index. Trong ngắn hạn, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn còn có thể tiếp tục tăng giá mạnh. Nếu VN-Index tiếp tục tăng giá để đoạt lại ngưỡng 460 điểm trong phiên tiếp theo thì có khả năng chỉ số sẽ tiếp tục dao động ngang trong khoảng 450-460 điểm.
Các thông tin đáng chú ý:
Trong báo cáo thường niên công bố hôm nay, hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế Moody's đặt xếp hạng B1 của Việt Nam dưới triển vọng tiêu cực, và đưa ra cảnh báo có thể đánh giá tín nhiệm sẽ được thay đổi. Những cảnh báo của tổ chức này xoay quanh nội dung: cảnh báo về bất ổn cán cân thanh toán mà hệ quả trực tiếp là gây giảm dự trữ ngoại hối quốc gia, lạm phát ở mức 2 con số, chính sách thắt chặt tiền tệ gây áp lực lên nợ quốc gia, và cuối cùng là những vấn đề rắc rối với 1 số tổ chức tập đoàn quốc gia. Về mặt logic, đánh giá của các tổ chức như Moody's có thể ảnh hưởng tới khả năng vay nợ của Việt Nam trên thị trường quốc tế, nó có thể khiến các nhà đầu tư hoặc chủ nợ quyết định cho vay hoặc không cho vay, nếu cho vay sẽ ở chi phí nào và điều kiện ra sao.
Phía trong nước, tiếp tục có những nhận định mang xoay quanh vấn đề CPI tháng 4 của cả nước và những dự đoán về mức lạm phát năm 2011. Điều đó thể hiện rằng sự quan tâm lớn nhất của NĐT chính là sự lo ngại về lạm phát của nước ta trong năm nay.
Lãi suất đòn bẩy tài chính của các CTCK tăng cao, cộng với sự canh tranh gay gắt mức lãi suất huy động tiết kiệm tạo nên một mức chi phí vốn rất đắt đỏ cho mỗi đồng tiền NĐT tham gia vào thị trường. Các thông tin trong ngày, mặc dù không có gì mang tính chất đột biến, song vẫn thể hiện tâm lý bi quan, lo ngại của giới đầu tư trong và ngoài nước đối với nền kinh tế Việt Nam.
Chúng tôi cho rằng, nếu tiếp tục bị “bóp méo” bởi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, VN-Index có thể dao động trong khoảng hẹp là 450 – 460 điểm. Tuy nhiên sự giảm giá trên diện rộng có thể tiếp diễn và NĐT tham gia thị trường vẫn phải chịu sức ép từ việc giảm dần thị giá.

Khuyến nghị mua bán:
- NĐT nên giảm tỷ lệ cổ phiếu, tăng tỷ lệ tiền mặt trong danh mục đầu tư.
- NĐT giữ tiền mặt chưa nên tham gia vào thị trường.

Báo cáo liên quan

2 ngày trước ・ 28/04/2025
5 ngày trước ・ 25/04/2025
6 ngày trước ・ 24/04/2025
1 tuần trước ・ 23/04/2025
1 tuần trước ・ 22/04/2025

Tin tức liên quan

Xem tất cả

Bạn cần tư vấn bởi chuyên gia?

Họ và tên không hợp lệ!
Số điện thoại không hợp lệ!
img-brand-mark-flame