Hotline 0243 9872 888 Đăng ký Tài khoản

Tuần từ 16-20/4: Khối ngoại bán mạnh bluechip, nhưng vẫn mua ròng hơn 2.600 tỷ đồng

Tuần từ 16-20/4: Khối ngoại bán mạnh bluechip, nhưng vẫn mua ròng hơn 2.600 tỷ đồng

4 năm trước ・ 21/04/2018

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục thể hiện sự nhảy cảm bằng việc có những phiên lao dốc mạnh trong tuần. Tuy thị trường có sự hồi phục trở lại vào phiên cuối tuần những những tổn thất trước đó là quá lớn.
 
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index đứng ở mức 1.119,86 điểm, tương ứng giảm 3,22% so với tuần trước đó. Trong khi đó, mức giảm của HNX-Index có phần khiêm tốn hơn với 0,57% và chỉ số này chốt phiên giao dịch cuối tuần ở 132,58 điểm. Sàn đăng ký giao dịch UPCoM cũng không tránh khỏi sự tiêu cực của thị trường chung và chỉ số UPCoM-Index giảm 1,8% so với tuần trước đó, đạt 58,25 điểm.
 
Khối ngoại trong tuần thị trường chao đảo đã có những diễn biến khá bất ngờ nhưng lại chưa thực tích cực trở lại.
 
Tính chung cho cả 3 sàn giao dịch, khối ngoại mua vào 166 triệu cổ phiếu, trị giá 8.946 tỷ đồng, trong khi bán ra hơn 118,4 triệu cổ phiếu, trị giá 6.286,6 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt 47,6 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng đạt 2.659,5 tỷ đồng.
 

 
Tại sàn HOSE, khối ngoại quay trở lại mua ròng hơn 2.436 tỷ đồng sau 3 tuần bán ròng liên tiếp, tương ứng khối lượng mua ròng đạt hơn 43 triệu cổ phiếu.
 

 
Việc khối ngoại mua ròng rất mạnh như trên nhưng lại chưa cho thấy sự tích cực trở lại của khối này, nguyên nhân là đến từ việc đột biến trong giao dịch thỏa thuận của cổ phiếu NVL.
 
Trong phiên cuối tuần, NVL bất ngờ xuất hiện giao dịch thỏa thuận lên đến 55,7 triệu cổ phiếu, trị giá trên 3.391 tỷ đồng, số cổ phiếu này tương đương khoảng 6% vốn của NVL, trong đó, khối ngoại mua vào 52,5 triệu cổ phiếu, trị giá 3.412,5 tỷ đồng.
 
Tính chung cả tuần, NVL được khối ngoại mua ròng 51,5 triệu cổ phiếu, trị giá 3.346,7 tỷ đồng. Như vậy, nếu trừ đi khoản đột biến đến từ NVL, khối ngoại vẫn bán ròng lên đến gần 1.000 tỷ đồng.
 
Hai cổ phiếu cũng được khối ngoại sàn HOSE mua ròng mạnh là HDB và GAS, trong đó, HDB được mua ròng 352 tỷ đồng và 100,8 tỷ đồng. Một điểm có thể nói là tích cực của khối ngoại tuần qua là họ mua ròng trở lại CCQ ETF nội E1VFVN30 với 75 tỷ đồng. Trước đó, CCQ này liên tục bị khối ngoại bán ròng mạnh.
 
Ở hướng ngược lại, hàng loạt cổ phiếu thuộc top vốn hóa trên thị trường là VIC, VJC, MSN, VCB, VRE, VNM... đều bị khối ngoại bán ròng mạnh. Trong đó, VIC dẫn đầu danh sách bán ròng với 447,8 tỷ đồng. Nếu chỉ tính 2 tuần vừa qua, VIC đã bị bán ròng tổng cộng 911 tỷ đồng.
 
VJC cũng liên tục nằm trong danh sách bán ròng của khối ngoại thời gian gần đây. Trong tuần vừa qua, VJC bị bán ròng hơn 307 tỷ đồng. MSN và VCB bị bán ròng lần lượt 236 tỷ đồng và 193 tỷ đồng. Có lẽ việc khối ngoại tập chung bán mạnh các cổ phiếu vốn hóa lớn đã phần nào tác động xấu đến tâm lý nhà đầu tư và khiến thị trường chao đảo.
 

 
Tại sàn HNX, khối ngoại tiếp tục bán ròng khoảng 164 tỷ đồng (tăng nhẹ 5% so với tuần trước), tương ứng khối lượng mua ròng đạt 3,6 triệu cổ phiếu.
 

 
Khối ngoại mua ròng mạnh nhất mã VPI với 180 tỷ đồng và đa phần phương thức mà khối này thực hiện là thỏa thuận. Cũng tương tự sàn HOSE thì nếu trừ đi những giao dịch đột biến đến từ phương thức thỏa thuận thì khối ngoại sàn HNX cũng bán ròng trở lại.
 
Hai mã được khối ngoại mua ròng mạnh là SHB và PVS với lần lượt 63 tỷ đồng và 34,5 tỷ đồng.
 
Trong khi đó, VGC dẫn đầu danh sách bán ròng với 54 tỷ đồng. NDN và CEO bị bán ròng lần lượt 32 tỷ đồng và 14 tỷ đồng.
 
Còn tại sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng trở lại khoảng 60 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 841.987 cổ phiếu.
 

 
Khối ngoại sàn UPCoM mua ròng mạnh nhất mã MCH với 28 tỷ đồng. QNS cũng được mua ròng 14,5 tỷ đồng. Hai mã HVN và ACV đều được mua ròng hơn 8 tỷ đồng.
 
Chiều ngược lại, BSR bị bán ròng mạnh nhất nhưng giá trị chỉ đạt khoảng 6 tỷ đồng.
BÌNH AN
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Tin tức liên quan

Xem tất cả

Bạn cần tư vấn bởi chuyên gia?

Họ và tên không hợp lệ!
Số điện thoại không hợp lệ!
img-brand-mark-flame